Top 10 Màn Hình Đồ Họa 2021
Nếu như bạn đang tìm kiếm một màn hình đồ họa phù hợp với nhu cầu sử dụng nhưng bạn vẫn đang còn phân vân bởi trên thị trường có rất nhiều loại màn hình. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 10 màn hình đồ họa 2021 được kiến trúc sư tin dùng. Trước khi đi đến top màn hình đồ họa thì Nguyễn Công sẽ hướng dẫn nhanh cho bạn những thông số, vấn đề bạn cần quan tâm khi mua màn.
Hướng dẫn lựa chọn nhanh khi mua màn hình đồ họa 2021
1. Tỷ lệ khung hình và độ phân giải màn hình tương ứng
Trong thiết kế đồ họa, chúng tôi khuyên các bạn nên dùng màn hình có tỷ lệ 16:10 — tỷ lệ phù hợp cho người dùng (thiết kế đồ họa)
2. Màn hình cong hay thẳng?
Màn hình dùng cho thiết kế đồ họa thì thường chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn màn hình phẳng để dùng thiết kế.
3. Kích thước và độ phân giải của panel
Cả hai đều đóng góp vào tham số PPI (pixel per inch) cực kỳ quan trọng. Độ phân giải càng cao và kích thước panel càng thấp thì chỉ số PPI càng cao.
4. Độ phân giải
Màn hình 4K
3840 x 2160 được gọi là 4K vì chính là 4 lần của độ phân giải 1920 x 1080. Nó đem đến nhiều không gian làm việc hơn và mật độ điểm ảnh chi tiết hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể sẽ thấy độ phân giải 4K-DCI (4096 × 2160), mặc dù chỉ trong các màn hình đắt tiền cho các nhà biên tập phim chuyên nghiệp.
Quad HD = 2K
Gọi độ phân giải Quad HD là 2K là ko đúng. Quad HD chỉ là Quad HD. Bạn nên chọn màn độ phân giải này với kích thước 28inch trở xuống.
HD 22 inch
Kích thước màn hình nhỏ hơn 24 inch và độ phân giải thấp hơn 1080p đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Bạn có thể bỏ qua nhóm này.
5. Độ sâu màu sắc của Panel
Một panel 8 bit có thể tái tạo 16,7 triệu màu, đây là tiêu chuẩn trong các màn hình hiện nay. Một panel 10 bit có thể hiển thị 1,07 tỷ màu, tức là gấp rất nhiều lần so với panel 8 bit. Vì thế, các sản phẩm màn hình có panel 10 bit sẽ tốt hơn cho những chuyên gia đồ họa, người tạo nội dung nhưng tất nhiên nó cũng đắt hơn so với các màn hình sử dụng loại panel 8 bit. Ngoài ra panel 10bit cũng cho phép tính năng HDR với độ sáng cao hơn rất nhiều. Bạn nên chọn màn hình có tấm nền IPS để có dải màu và góc nhìn rộng nhất.
6. Gam màu
AdobeRGB và NTSC là những gam màu rộng được sử dụng bởi những người tạo nội dung chuyên nghiệp. Các giá trị gam màu này được hiển thị bằng phần trăm. Nếu là một người dùng chuyên nghiệp, nhà sáng tạo nội dung hay đơn thuần sử dụng làm đồ họa thì yêu cầu các giá trị lúc này ít nhất phải đạt 100%.
7. Kết Nối
Chúng tôi khuyên dùng DisplayPort cho bất kỳ ai sử dụng màn hình có tần số quét cao hoặc độ phân giải cao. Bởi DisplayPort cung cấp băng thông tốt nhất có thể.
8. Đèn nền (Blacklight)
Màn hình LCD: Ở hiện tại, với một số loại màn hình 27 inch cao cấp, sẽ có 384 vùng làm tối cục bộ trong khi màn hình 35 inch với tỉ lệ 21: 9 được trang bị 512 vùng làm tối cục bộ này. Hiệu ứng của màu đen thật sự có vẻ tốt, nhưng vẫn không hoàn hảo. Nếu con trỏ chuột trắng xuất hiện trên nền đen, xung quanh con trỏ sẽ có quầng sáng, vì các vùng làm tối cục bộ không đủ nhỏ.
Màn hình OLED: mỗi pixel là một nguồn sáng độc lập của riêng nó. Đèn LED được sử dụng cho đèn nền trong panel LCD phát ra ánh sáng màu xanh thay vì màu trắng. Điều này mang lại một yếu tố hoạt động không tồn tại trong các màn hình tiêu chuẩn, cụ thể là các tinh thể nano thay đổi ánh sáng.
9. Tần số quét/tần số làm tươi màn hình ( Refresh Rate )
Đối với màn hình LCD, tốc độ quét 60 Hz là tiêu chuẩn vàng. Tần số quét cao hơn tất nhiên là tốt hơn nhưng hầu hết thường có lợi trong các vấn đề liên quan tới ứng dụng game. Tất nhiên, một số màn hình thông thường với mức giá cơ bản hiện nay có tần số quét tiêu chuẩn 75Hz. Theo đó, sự khác biệt rõ rệt đáng chú ý dừng lại ở khoảng 144 Hz. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều muốn sử dụng một màn hình cao cấp với tần số quét lên tới 240 Hz thay vì 144 Hz. Tuy nhiên, sự khác biệt hầu hết rất khó nhận ra, thậm chí nó không sống động bằng sự thay đổi tần số quét 60 Hz so với 120 Hz.
Tính năng này chỉ thực sự quan trọng với game thủ còn người dùng làm đồ họa thì không thực sự quá quan trọng
10. Công nghệ đồng bộ hóa
AMD FreeSync ngăn các khung hình hiển thị trên màn hình khỏi bị xé hình. Công nghệ này chỉ hoạt động ở một phạm vi trong tần số quét cụ thể. Đối với các sản phẩm có tần số quét 144 Hz chất lượng tốt hơn, dải tần nằm trong khoảng từ 30 Hz đến 144 Hz. Trong các sản phẩm rẻ hơn có tần số quét 75Hz, dải tần chỉ nằm trong khoảng giữa 48 Hz và 75 Hz. Trong nhiều trường hợp, khi tốc độ khung hình trong các tựa game giảm xuống dưới 48 FPS, FreeSync sẽ ngừng hoạt động. Thật không may, hầu hết các nhà sản xuất không quảng cáo phạm vi FreeSync của họ là gì.
AMD Enhanced Sync là công nghệ bổ sung độc đáo cho FreeSync hoặc FreeSync 2 HDR. Tóm lại, nó ngăn việc xé hình khi FPS trong các tựa game vượt quá khả năng của tần số quét mà màn hình cho phép (ví dụ: 180 FPS trên màn hình 165 Hz).
NVIDIA G-SYNC: là công nghệ giúp đồng bộ hóa tần số quét của màn hình với tốc độ khung hình của card đồ họa để cải thiện hiệu suất trong các tựa game.
Tính năng này cũng chỉ thực sự quan trọng với game thủ còn người dùng làm đồ họa thì không thực sự quá quan trọng.
11. HDR
HDR (High Dynamic Range) là tiêu chuẩn hình ảnh với nhiều dải nhạy sáng động, cho phép màn hình hiển thị hình ảnh rõ nét, đặc biệt là các chi tiết trong vùng nổi và vùng bóng đổ. Nó cho phép vùng nổi sáng hơn bình thường. Và vùng bóng đổ trong HDR có chiều sâu và tối hơn. Qua đó ảnh gốc có thể được hiển thị toàn vẹn và chân thực, gần hơn với những gì mắt người nhìn thấy. Vì thế, HDR còn được gọi là dải nhạy sáng động mở rộng, chính xác là như vậy so với tiêu chuẩn thông thường.
https://nguyencongpc.vn/top-10-man-hinh-do-hoa-2021-duoc-kien-truc-su-tin-dung